Flycam cao cấp ngày càng được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quay chụp. Nhưng để chọn được một chiếc flycam cao cấp phù hợp lại không phải là chuyện dễ dàng.
Vậy thì flycam là gì? Khi mua flycam thì cần lưu ý những điểm gì? Và đâu là những loại flycam cao cấp nào đang được săn đón nhất trên thị trường hiện nay? Hãy cùng tớ tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Flycam là gì? Cấu tạo phân loại Flycam
Trước khi đi vào phần review những loại flycam cao cấp tốt nhất hiện nay, hãy cùng tìm hiểu xem flycam là gì cũng như cấu tạo và cách phân loại về sản phẩm công nghệ này nhé!
Flycam là gì
Flycam hay còn được gọi là “máy bay quay phim không người lái” và “camera bay” là một thiết bị bay có hình dáng và kích thước tương tự như một máy bay mô hình được trang bị sẵn camera. Người dùng có thể điều khiển từ xa để thực hiện quay phim, chụp ảnh từ trên cao mà không cần mất quá nhiều công sức để đưa thợ chụp ảnh lên tầm cao tương ứng.
Cấu tạo và phần loại Flycam
Một chiếc flycam thường được cấu tạo bởi 3 thiết bị chính là:
- Thiết bị điều khiển.
- Thiết bị bay hay còn được gọi là phần thân của máy bay.
- Thiết bị quay là cụm camera được trang bị (có thể có gimbal hoặc không).
Tuỳ thuộc vào từng tiêu chí cụ thể mà flycam sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau. Bao gồm:
Dựa trên loại máy bay:
- Máy bay cánh bằng
- Quadcopter (loại máy bay có 4 cánh)
Dựa trên loại motor sử dụng:
- Động cơ có chổi than
- Động cơ không có chổi than
Dựa trên kích cỡ:
- Flycam mini
- Flycam cỡ trung
- Flycam cỡ lớn
Dựa trên mục đích sử dụng:
- Flycam dùng để chụp ảnh
- Flycam dùng để quay phim
- Flycam dùng để đua
- Flycam dùng để trải nghiệm
- …
Các lưu ý khi chọn mua Flycam cao cấp
Như các bạn đã biết, sản phẩm flycam cao cấp trên thị trường hiện nay cực kỳ đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và tính năng. Vậy nên việc chọn được một chiếc flycam cao cấp ưng ý đối với người mới là không hề dễ. Nếu bạn cũng đang chưa biết nên chọn mua cho mình chiếc flycam như thế nào, hãy tham khảo những tiêu chí lựa chọn dưới đây nhé.
Xác định đúng nhu cầu
Trước khi mua, bạn cần tự đặt cho bản thân những câu hỏi như: Tại sao lại chọn mua flycam? Mua để phục vụ cho công việc hay chỉ đơn giản là vui chơi giải trí? Vì thị trường các sản phẩm flycam cao cấp ngày nay khá đa dạng do đó việc hiểu rõ những gì bạn cần sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được sản phẩm ưng ý.
Chất lượng hình ảnh
Với chức năng chính là quay chụp, một sản phẩm flycam cao cấp cần đảm bảo cho ra những thước phim, những tấm ảnh chất lượng. Để đánh giá khía cạnh này, bạn nên chú ý đến độ phân giải hữu dụng, chất lượng của ống kính, kích thước cảm biến cũng như khả năng cho phép chụp ảnh raw của từng máy.
Độ cao và tốc độ
Một số loại flycam cao cấp hiện nay có tốc độ lên đến 70km/h và độ cao lên đến 300m. Tuy nhiên, nếu kinh phí còn hạn chế hay đơn giản là chỉ cần mua để phục vụ mục đích quay chụp cơ bản, bạn có thể lựa chọn những chiếc có tốc độ khoảng 25km/h và độ cao rơi vào khoảng 30m và hoàn toàn yên tâm chúng có thể phục vụ tốt nhu cầu của bạn.
Dung lượng Pin
Một yếu tố vô cùng quan trọng khác mà bạn nên tìm hiểu chính là thời gian sạc đầy cũng như dung lượng pin của flycam. Ngoài ra, loại pin cũng nên là loại phổ biến và có thể tìm mua một cách dễ dàng. Thêm vào đó, hệ thống pin dự phòng cũng vô cùng cần thiết để có thể chiếc flycam có thể kéo dài thời gian bay, hạn chế tình trạng gián đoạn khi sử dụng.
Thiết kế và trọng lượng
Một chiếc flycam thông thường hay flycam cao cấp đều có thể được thiết kế 4 cánh hay 6 cánh tuỳ loại, một số chiếc có thể dễ dàng gấp gọn trong khi một số khác thì không. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc đến trọng lượng của thiết bị, nếu cần di chuyển xa và nhiều thì nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm gọn nhẹ.
Phụ kiện đi kèm
Khi chọn mua các loại flycam cao cấp, một việc tất yếu bạn cần làm đó là kiểm tra các phụ kiện đi kèm. Thông thường, các phụ kiện sẽ bao gồm: bao đựng máy, thẻ nhớ, pin và sạc, các loại kính lọc filters,… Các phụ kiện đi kèm không chỉ hỗ trợ bạn trong quá trình sử dụng mà còn giúp bạn bảo vệ chiếc máy của mình khỏi những va chạm, do đó đừng quên kiểm tra thật kỹ những món này nhé!
Đánh Giá Chi Tiết
Review các loại Flycam tốt nhất hiện nay
Việc sử dụng flycam cao cấp để phục vụ một số nhu cầu trong cuộc sống ngày càng nhiều, do đó ngày càng có nhiều sản phẩm flycam cao cấp với những tính năng và mức giá khác nhau được bán trên thị trường. Hãy cùng chúng tôi điểm qua 6 loại flycam cao cấp phổ biến nhất hiện nay nhé!
Máy bay Flycam cao cấp KY101
Đây là một dòng flycam cao cấp được nhiều người ưa chuộng vì giá cả vô cùng hợp lý. Loại máy bay này cho phép người dùng điều khiển từ xa thông qua màn hình điện thoại một cách dễ dàng. Thêm vào đó, chiếc flycam cao cấp KY101 này cũng được trang bị nhiều chức năng giúp hỗ trợ người chơi do đó nó rất phù hợp với những người mới tập chơi và chưa muốn bỏ ra quá nhiều tiền để mua những loại flycam có giá cả cao hơn.
- Điều chỉnh góc quay bằng tay với camera pro.
Có khả năng giữ độ cao và có thể hạ cánh khẩn cấp. - Kích thước nhỏ gọn chỉ khoảng 28x28x10 (cm)
- Cánh có thể gấp gọn, thuận tiện trong quá trình di chuyển.
- Thuận tiện trong việc lưu trữ hình ảnh và video vào điện thoại thông qua kết nối wifi.
- Điều khiển bằng remote hoặc thông qua ứng dụng FYD-FPV trên điện thoại thông minh.
- Cho phép vẽ đường bay trên điện thoại.
- Cất hạ cánh đơn giản chỉ với một phím bấm.
- Chế độ Headless Mode: máy bay sẽ tự động khoá cả vị trí đầu và đuôi. Tính năng này phù hợp với những người mới tập chơi, giúp họ có thể lái một cách dễ dàng.
- Nút Auto Return giúp máy bay tự động bay về vị trí người điều khiển.
- Thời gian bay ngắn chỉ khoảng 10 phút.
- Không được trang bị một số tính năng tiện ích như: GPS, ổn định trước gió lớn, tự nhận diện và tránh các vật cản, tự phát tín hiệu khi có flycam khác bay trong khu vực gần đó,…
- Chất lượng hình ảnh chưa được tốt.
Flycam cao cấp Hubsan H501S
Flycam Hubsan H501S là dòng flycam cao cấp tầm trung tân tiến, sử dụng nhiều công nghệ cũng như đi kèm với nhiều tính năng mới mẻ. Được tích hợp cả những mức độ bay cơ bản cũng như nhiều chế độ bay thông minh nên cho dù bạn là một người mới làm quen với việc sử dụng thiết bị này hay là người đã có kinh nghiệm thì chiếc flycam cao cấp Hubsan H501S này cũng sẽ khiến bạn hài lòng.
- Khả năng kháng gió mạnh mẽ để bay ổn định và kiểm soát dễ dàng hơn.
- Chức năng Automatic Return cho phép máy bay tự quay về khi bay ra khỏi phạm vi hoặc khi thời lượng pin còn lại không còn đủ.
- Chế độ Headless Mode: tính năng khoá hướng phù hợp với người mới tập sử dụng.
- Tự động để máy bay quay về vị trí điều khiển chỉ bằng một nút ấn.
- Được trang bị hệ thống định vị GPS, hạn chế việc máy bay bị mất.
- Sử dụng sóng FPV 5.8G mạnh mẽ, đảm bảo hình ảnh được truyền về một cách mượt mà, ít giật lag.
- Sở hữu màn hình với độ lớn 4.3 inches được tích hợp vào tay điều khiển để người chơi dễ dàng quan sát.
- Thời gian bay lên đến 20 phút.
- Có thể đạt đến độ cao 300m.
- Hoạt động bền bỉ, bay êm và hạn chế tiếng ồn nhờ động cơ không chổi than.
- Độ phân giải video cao, lên đến 1080p.
- Thời gian bay chỉ ở mức tạm ổn.
- Máy bay chưa được tích hợp khả năng chống vật cản, phát tín hiệu về thiết bị điều khiển khi có thiết bị khác gần đó,…
- Các chế độ bay còn khá hạn chế dẫn đến trải nghiệm thiếu trọn vẹn.
Flycam cao cấp DJI Mavic Mini 2
Chiếc flycam cao cấp Mavic Mini 2 của DJI được cộng đồng những người chơi flycam đặc biệt ưa thích bởi thiết kế nhỏ gọn cũng như chất lượng không hề kém cạnh so với những dòng flycam cao cấp cùng tầm giá khác. Bên cạnh đó, đây cũng là một phiên bản nâng cấp đáng kể của chiếc flycam DJI Mavic Mini ra mắt trước đó.
- Độ phân giải video là 4K/ 30 khung hình / giây, đỉnh hơn nhiều so với chiếc flycam cao cấp DJ Mavic Mini ra mắt trước đó.
- QuickTranfer giúp bạn tải xuống nội dung xuống điện thoại thông minh một cách dễ dàng với tốc độ 20 MB/s, thoải mái tiếp tục công việc mà không cần phải lo lắng về vấn đề bộ nhớ.
- Cho phép người dùng tải xuống ảnh tự động nâng cao và chia sẻ nó lên mạng xã hội.
- Được bổ sung nhiều tính năng như: QuickShots, ném Boomerang vào hỗn hợp cũng như 4K Hyperlapse và Panorama.
- Công nghệ OcuSync 2.0 chống nhiễu tín hiệu mạnh hơn, đồng thời tăng khoảng cách truyền lên 10km.
- Khả năng chống lại sức gió tốt, cụ thể có thể bay ổn định trước sức gió lên tới 28 – 39 km/h cho nên rất phù hợp để quay chụp ở nhiều điều kiện khác nhau.
- Thời gian bay tối đa là 31 phút.
- Tốc độ bay có thể lên đến 16m/s.
- Chỉ nặng 249 gram và hoàn toàn có thể gấp gọn khi không sử dụng, phù hợp để mang đi mà không lo về việc chiếm quá nhiều diện tích.
- Chưa được trang bị nhiều chế độ quay như các dòng flycam cao cấp khác của DJI là Mavic Air và Mavic Pro.
- Chất lượng hình ảnh và video vượt trội trong tầm giá nhưng vẫn chưa đủ để phục vụ mục đích quay chụp thật sự chuyên nghiệp.
Flycam cao cấp DJI Mavic Air 2
Sản phẩm flycam cao cấp Mavic Air 2 của DJI là chiếc flycam cao cấp thuộc phân khúc giá cao. Mặc dù được bán ra với giá không hề rẻ tuy nhiên nó vẫn được săn đón bởi mọi đối tượng yêu thích chụp ảnh bởi những tính năng vượt trội giúp hỗ trợ người dùng thỏa sức sáng tạo.
- Thiết kế chắc chắn, dày dặn nhưng vẫn đảm bảo độ gọn nhẹ với khối lượng chỉ 570 gram.
- Các công nghệ APAS 3.0, Point Of Interest 3.0, Spotlight 2.0 giúp tránh các chướng ngại vật trong quá trình bay, đặt được bay tự động, khoá đối tượng đang di chuyển để có thể bắt trọn mọi khoảnh khắc đồng thời cũng hạn chế được rủi ro hư hại.
- Tự động phát ra cảnh báo những ai đang sử dụng flycam gần đó qua thiết bị di động.
- Chất lượng hình ảnh hoàn hảo trong điều kiện ánh sáng kém, tăng độ rõ nét, hạn chế hiện tượng nhiễu ảnh với chế độ HyperLight.
- Công nghệ OcuSync giúp truyền hình ảnh 1080p/30fps trong phạm vi lên đến 10km.
- Bổ sung tính năng chụp ảnh điện ảnh.
- Trải nghiệm không gián đoạn với khả năng bay tối đa đến 34 phút nhờ vào loại pin dung lượng khủng 3500 mAh.
- Dễ dàng có được những thước phim độc đáo với các chế độ quay chụp Quick Shot được trang bị như: Circle, Helix, Rocket, Dronie, Boomerang và Asteroid.
- Có thêm tính năng quay slow motion ở định dạng full HD 1080p với tốc độ là 240fps/s.
- Hai chế độ quay video cho chất lượng lần lượt là 4K/60fps và 8K.
- Độ phân giải ảnh cao 48MP nên có thể thoải mái phóng to mà không lo vỡ ảnh hay mất nét.
- Tay cầm thiết kế dễ sử dụng, giúp người dùng có trải nghiệm sử dụng tốt hơn.
- Cổng kết nối Type-C tăng khả năng kết nối trên nhiều loại thiết bị.
- Có bộ điều khiển từ xa cũng như cáp đi kèm để dễ dàng kết nối điện thoại thông minh.
- Được kèm thêm 2 cánh quạt để thay thế khi những cánh có sẵn trên máy bay bị hư hỏng.
- Giá cả tương đối cao.
- Khối lượng nặng hơn so với phiên bản flycam cao cấp DJI Mavic Air trước đó.
Flycam cao cấp DJI Mavic Air 2S
Flycam cao cấp Mavic Air 2S của DJI là một phiên bản nâng cấp của chiếc DJI Mavic Air 2 được chúng tôi nhắc đến trước đó. Và tất nhiên, với phiên bản cao cấp này, chúng ta hoàn toàn có quyền kỳ vọng vào về một chiếc flycam cao cấp, đột phá và hoàn hảo hơn gấp nhiều lần người anh ra mắt trước đó.
- Cảm biến 1 inch cho ra hình ảnh với chất lượng tuyệt vời.
- Một số tính năng đặc biệt khác vẫn được giữ nguyên từ chiếc flycam cao cấp DJI Mavic Air 2.
- Công nghệ ADS-B mới cảnh báo các thiết bị bay gần bằng cách thông báo lên màn hình điện thoại thông minh kèm theo đó là độ rung và âm thanh để báo hiệu để chiếc flycam của bạn có hành trình bay an toàn hơn.
- Nâng cấp Ocusync 2.0 lên Ocusync 3.0 khiến độ trễ của việc truyền video thấp hơn.
- Bổ sung thêm tính năng Master Shots. Đây là tính năng giúp máy bay có thể thực hiện 10 thao tác khác nhau để quay cùng lúc một đối tượng từ đó người dùng sẽ có thể tạo nên một đoạn video điện ảnh ngắn. Tính năng này đặc biệt phù hợp với những người chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Chất lượng video có thể quay được là 5,4K ở tốc độ 30fps.
- Không gian màu 10 bit cho phép ghi lại hơn 1 tỷ màu.
- Cho phép chụp ảnh định dạng RAW với dải rộng 12.6 stops giúp hình ảnh ghi lại chi tiết hơn.
- Tính năng Active Track 4.0 hỗ trợ theo dõi đối tượng tốt hơn.
- Dù được giới thiệu là phiên bản flycam cao cấp và hoàn thiện hơn DJI Mavic Air 2, tuy nhiên nó vẫn có một vài đặc điểm chưa được tốt như người anh em trước đó.
- Giá bán khá cao, chỉ phù hợp với những ai có nhu cầu cao và sẵn sàng đầu tư.
Máy bay Flycam cao cấp KY101
Flycam cao cấp DJI Phantom 4 Pro
Khi nhắc đến các loại flycam cao cấp ở phân khúc đắt hơn thì tất nhiên là không thể bỏ qua DJI Phantom 4 Pro. Đây là một trong những dòng flycam cao cấp của DJI với nhiều tính năng ưu việt và khả năng hoạt động cực kỳ mạnh mẽ.
- Được trang bị bộ chống rung 3 trục cho trải nghiệm bay ổn định hơn.
- Được trang bị nhiều chế độ bay như Draw, Active Tracking,…
- Tự phát hiện mặt đất để tăng độ chính xác khi hạ cánh.
- Tính năng Return Home giúp máy bay có thể tự bay về điểm xuất phát.
- Cho phép lựa chọn giữa hai tần số 2,4 Ghz và 5.8 Ghz để giảm tình trạng giật lag trong truyền tín hiệu.
- Có thể tránh được các vật cản từ 4 hướng nhờ vào sự tích hợp hệ thống Flight Autonomy và hệ thống cảm biến hồng ngoại.
- Thời gian bay tối đa lên tới 30 phút.
- Khả năng bay nhanh hơn và quãng đường bay cũng xa hơn.
- Hợp kim Magie bao ngoài sản phẩm làm tăng độ cứng và giảm trọng lượng đáng kể.
- Cảm biến camera 1 inch cùng độ phân giải 20MP cho phép quay video với chất lượng 4K 60fps.
- Thời gian bay có phần kém hơn một số sản phẩm có giá thành thấp hơn.
- Giá bán cao.
Trên đây là review về Top 6 sản phẩm flycam cao cấp nhất trên thị trường hiện nay. Hy vọng bài viết đã cung cấp một số thông tin hữu ích để bạn có thể sớm tìm được một chiếc flycam cao cấp phù hợp với nhu cầu sử dụng.