Cách chế biến trái cây cho bé ăn dặm – Kinh nghiệm “VÀNG” cùng bé lớn khôn

1

Cách chế biến trái cây cho bé ăn dặm như thế nào tốt nhất? Bé bao nhiêu tháng ăn loại trái cây nào? Đây là đều là những câu hỏi được nhiều bố mẹ quan tâm khi con bước vào thời kỳ ăn dặm.  Trong bài viết này tớ sẽ đề cập tất tần tật cách chế biến trái cây và những kinh nghiệm vàng để cùng bé yêu lớn lên khỏe mạnh.

Ăn dặm là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với bé yêu khi sữa mẹ hay sữa công thức đã không còn cung cấp đủ dưỡng chất hàng ngày cho bé. Việc ăn dặm ngoài cháo, cơm nát thì trái cây cũng rất cần thiết để cung cấp cho bé những dưỡng chất, chất xơ cần thiết. Chi tiết các lựa chọn, chế biến sẽ trong bài viết dưới đây.

1. Tầm quan trọng của trái cây trong thời kỳ ăn dặm của bé

Trước khi đi vào hướng dẫn các bố mẹ cách chế biến trái cây cho bé ăn dặm, tớ sẽ nêu điểm qua một số tầm quan trọng của trái cây trong những giai đoạn đầu đời của trẻ. Nếu bố mẹ đang có bé sắp bước vào giai đoạn ăn dặm đừng bỏ lỡ nhé.

Cung cấp dưỡng chất

Đầu tiên đó chính là trái cây sẽ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho trẻ như: vitamin A, C, K,.. và các khoáng chất cần thiết mà bé chưa thể lấy đủ trong sữa mẹ. Việc bổ sung trái cây chính là bổ sung các dưỡng chất một cách tự nhiên nhất, góp phần cho sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.

Trái cây sẽ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bé trong giai đoạn ăn dặm
Trái cây sẽ cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bé trong giai đoạn ăn dặm

Cung cấp chất xơ

Trong trái cây chứa hàm lượng chất xơ rất tốt, đây là khoáng chất cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Sử dụng trái cây ngay khi ăn dặm sẽ không chỉ giúp bé được nếm thử nhiều vị mà còn củng cố, xây dựng một hệ tiêu hóa hoàn toàn khỏe mạnh cho bé.

Kích thích ngon miện

Vị ngọt tự nhiên từ trái cây sẽ tạo vị mới lạ cho bé, nhất là sau 1 thời gian bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức.  Vị ngọt thanh này sẽ giúp bé có cảm giác ngon miệng hơn, như vậy quá trình ăn dặm của bé sau này sẽ dễ dàng hơn nhiều.

2. Các phương pháp chế biến trái cây ăn dặm cho bé theo từng thời kỳ

Gọi chung là trái cây ăn dặm cho bé nhưng mỗi giai đoạn bé sẽ ăn với những cách chế biến khác nhau. Do đó mà bố mẹ cần nắm được những phương pháp này để áp dụng đúng với tháng tuổi của bé yêu.

Cách chế biến hoa quả cho bé 4 tháng

Hoa quả ăn dặm các bố mẹ có thể bổ sung cho bé ngay từ lúc 4 tháng. Tuy nhiên, tháng tuổi này bé vẫn chưa mọc răng nên không thể tự nhai trái cây được. Vậy nên phương pháp chế biến trái cây cho bé giai đoạn này vẫn là nghiền mịn.

Cách chế biến hoa quả cho bé 4 tháng
Cách chế biến hoa quả cho bé 4 tháng

Cụ thể cách làm trái cây nghiền cho bé 4 tháng theo các bước đó chính là: Hấp chín —> nghiền mịn → Lọc qua túi lọc → trộn sữa.  Thành phẩm thu được phải loãng như sữa để bé có thể dễ nuốt.

Chế biến hoa quả cho bé 6 - 9 tháng

Đây là giai đoạn bé đã mọc một số răng nên sẽ có khả năng nhai được các loại trái cây mềm. Bố mẹ có thể hấp hoặc dùng các loại trái cây mềm như: chuối, bơ và cho vào túi nhai sau đó đưa cho bé để bé tập ăn. 

Ngoài phương pháp cho ăn trực tiếp thông qua túi nhai, bố mẹ có thể chế biến trái cây ăn dặm bằng cách hấp chín, nghiền nát cho bé ăn hoặc làm nước ép với máy ép trái cây chậm. Hoặc có thể áp dụng cách nấu cháo trái cây cho bé ăn dặm vào thời điểm ăn dặm ngọt.

Chế biến cho bé từ 10 tháng - 12 tháng

Đối với bé từ 10 – 12 tháng lúc đó bé có thể tập ăn cơm nát và ăn được đa dạng các món ăn nên việc ăn dặm trái cây bố mẹ cũng có thể chế biến ở nhiều phương pháp khác nhau được. Cụ thể như: Trái cây xắt miếng nhỏ, trái cây nghiền không cần quá nát, trái cây trộn sữa chua, sinh tố trái cây, nước ép,… Lượng ăn của bé cũng nhiều hơn nên bạn có thể thoải mái lựa chọn những món phù hợp nhất với bé yêu của mình.

3. Mách bạn 7+ cách chế biến trái cây cho trẻ ăn dặm

Nếu bố mẹ đang lúng túng chưa biết phải chế biến trái cây cho bé ăn dặm như thế nào vừa đơn giản lại có thể thay đổi thực đơn cho bé hàng ngày.  Hãy tham khảo ngay 7 cách chế biến dưới đây nhé, từ đó ba mẹ có thể biến tấu từ những loại quả có sẵn nhé.

Nấu cháo trái cây

Cách chế biến đầu tiên đó chính là nấu cháo trái cây, nghe có vẻ lạ lẫm nhưng món ăn này khiến nhiều bé mê tít. Giai đoạn từ 4 – 7 tháng bé sẽ ăn dặm ngọt nên ăn cháo trái cây sẽ giúp bé bổ sung đủ chất dinh dưỡng và chất xơ.

Các món cháo rau củ cho bé ăn dặm
Các món cháo rau củ cho bé ăn dặm

Cách nấu cháo trái cây cho trẻ ăn dặm khá đơn giản, bạn chỉ cần dùng các loại quả để nấu cháo như : 

  • Cháo táo
  • Cháo lê
  • Cháo dưa hấu
  • Cháo dưa vàng
  • Cháo bơ

Trái cây hấp nghiền sữa

Cách chế biến tiếp theo là trái cây hấp nghiền sữa, món này dùng ngay những buổi ăn dặm đầu tiên để bé làm quen với món ăn mới ngoài sữa mẹ, sữa công thức. Cách thức khá đơn giản, bạn chỉ cần chọn những loại quả như táo, lê, dưa vàng,… Sau đó bạn đem hấp chín hoặc thái lát mỏng cho vào nồi cơm vừa nấu chín để khoảng 10 phút là trái cây chín mềm. Cuối cùng bạn trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức và cho bé thưởng thức.

Nước ép trái cây

Nước ép trái cây có lẽ luôn là món khoái khẩu của các bé ở mọi lứa tuổi. Nước ép này chế biến khá đơn giản chỉ cần 1 loại quả bé yêu thích và 1 chiếc máy ép chậm là được. Dưới đây là một vài món nước ép thường được các bố mẹ cùng cho bé ăn dặm ngay từ những lần ăn đầu tiên.

Sử dụng máy ép để làm món nước ép mà các bé yêu thích
Sử dụng máy ép để làm món nước ép mà các bé yêu thích

Nước ép lê

Nước ép lê cũng là một trong những thức uống được rất nhiều bé yêu thích. Lê có vị ngọt nhẹ, mát nên phù hợp khẩu vị của nhiều bé. Mùa hè mẹ có thể làm cho bé một ít nước ép lê để giải nhiệt cho các bé giai đoạn từ 7 tháng trở lên. Cách chế biến lê cho bé ăn dặm bố mẹ có thể thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chọn lê tươi, rửa sạch ngâm với nước muối hoặc sục ozone. 
  • Bước 2: gọt vỏ lên, bổ cau, loại bỏ toàn bộ hạt, ruột bên trong. 
  • Bước 3: Làm sạch máy ép, cho từ từ lê đã cắt miếng vào máy và thu nước thành phẩm. 
  • Bước 4: Đổ ra cốc và cho bé uống. Bé 6 – 9 tháng thì bố mẹ có thể dùng thìa để bón cho trẻ. Trẻ lớn hơn có thể cho bé tự uống với cốc tập uống. 

Nếu phần nước ép lê còn dư, bố mẹ có thể cho vào nồi nhỏ và  đun với lửa nhỏ làm nước sốt lê để bé dùng trong bữa ăn.

Nước ép táo

Táo có mùi thơm, vị ngọt không quá gắt nên cũng trở thành món ăn dặm được lòng khá nhiều bé. Bạn chỉ cần chọn những quả táo tươi ngon, an toàn và thực hiện giống như nước ép lê phía trên là được.

Nước ép trái cây tổng hợp

Nước ép trái cây tổng hợp cũng là một trong những món ăn dặm được nhiều bé yêu thích.  Chỉ cần lựa chọn các loại quả theo sở thích của bé, sau đó rửa sạch và ép lấy nước cho bé uống.

Lưu ý: Khi sử dụng nước ép, đối với những bé còn ít tháng ba mẹ nên cho bé thử trước 1 ít để xem phản ứng của bé. Nếu hợp tác hãy cho bé uống còn nếu không bố mẹ nên ngừng 2 – 3 ngày và thử lại nhé. Còn những bé từ 10 – 12 tháng bố mẹ có thể cho nước ép vào cốc tập uống nước để bé uống vào sau bữa ăn phụ sáng – chiều.

Nước sốt trái cây

Nước sốt trái cây chính là trái cây ép lấy nước sau đó bắc trên bếp nhỏ lửa cho đến khi nước hơi sền sệt. Nước này có thể cho bé ăn trực tiếp hoặc dùng để rưới lên tàu hũ từ yến mạch cho bé ăn vào bữa phụ cũng rất tuyệt vời.  Các loại quả có thể dùng làm nước sốt như: nước sốt cam, nước sốt táo, nước sốt lê, nước sốt thanh long, dưa hấu, dưa vàng,…

Trái cây tươi nghiền nhuyễn

Chỉ cần trái cây chín sau đó bạn nghiền nhuyễn và bón cho bé ăn hoặc cho vào túi nhai để bé thưởng thức.

Trái cây trộn sữa chua

Món ăn vặt này được những bé từ 10 – 12 tháng cực kỳ thích, vị ngọt thanh của trái cây cộng với vị chua nhẹ của sữa chua cực kỳ đưa miệng. Món ăn này không chỉ giúp kích thích bé ăn ngon mà còn cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột bé luôn khỏe mạnh.

Sinh tố trái cây

Không chỉ người lớn mà trẻ em trong thời kỳ ăn dặm cũng không nên bỏ qua món sinh tố trái cây này. Chỉ cần một chiếc máy xay sinh tố mini, 1 ít trái cây chín và 1 ít sữa công thức là đã có ngay món ăn dặm tuyệt vời cho bé.  Các món gợi ý như

Sinh tố trái cây đơn giản nhanh chóng với máy xay sinh tố mini
Sinh tố trái cây đơn giản nhanh chóng với máy xay sinh tố mini
  • Sinh tố nho cho bé ăn dặm
  • Sinh tố dưa hấu
  • Sinh tố bơ
  • Sinh tố dưa lưới

4. Một số lưu ý khi chế biến trái cây ăn dặm cho bé

Chăm sóc trẻ giai đoạn ăn dặm luôn là thử thách đối với những ông bố bà mẹ, nhất là lần những người mới thực hiện lần đầu. Những lưu ý trong cách chế biến trái cây cho bé ăn dặm dưới đây sẽ cực kỳ hữu ích để hành trang ăn dặm của con bạn được chuẩn bị kỹ lưỡng hơn.

Lựa chọn quả tươi, an toàn

nên cực kỳ nhạy cảm với những thức ăn lạ ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Do đó mà khi bước vào thời kỳ ăn dặm trái cây, bố mẹ nên lựa chọn các loại quả tươi, rõ nguồn gốc để đảm an toàn cho bé.

Hoa quả tươi và an toàn là điều bắt buộc khi chế biến đồ ăn dặm cho bé
Hoa quả tươi và an toàn là điều bắt buộc khi chế biến đồ ăn dặm cho bé

Rửa sạch hoa quả nhiều lần với nước và ngâm muối

Khi sơ chế trái cây, bố mẹ nên rửa đi rửa lại nhiều lần và ngâm với nước muối hoặc sục ozone để loại bỏ được tối đa chất bẩn hay các chất hóa học có trên hoa quả. Điều này sẽ giúp bảo vệ hệ tiêu hoá của bé tốt hơn.

Cho bé sử dụng ngay sau khi chế biến

Để tránh trái cây nghiền bị biến đổi chất hay mất đi lượng vitamin thì sau khi chế biến xong ba mẹ nên cho bé sử dụng ngay. Tuyệt đối không chế biến trước và đặt trong tủ lạnh hay bảo quản ở nhiệt độ thường quá lâu. Thời gian và cách chế biến trái cây cho bé ăn dặm khá nhanh gọn nên bố mẹ có thể hoàn toàn chủ động làm bất cứ lúc nào

Sử dụng máy xay, máy ép riêng

Các máy móc, dụng cụ dùng để chế biến món ăn cho bé như: máy ép trái cây, máy xay sinh tố, nồi nấu cháo, hộp đựng,… nên dùng riêng cho bé. Tuyệt đối không sử dụng để xay thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản hay ép các loại rau làm nước giảm cân như: cần tây, bí đao,… chung với máy của bé.

Hãy trang bị cho bé bộ thiết bị riêng
Hãy trang bị cho bé bộ thiết bị riêng

Để tiết kiệm chi phí và không bị lãng phí máy khi chế biến lượng trái cây nhỏ cho bé thì các bố mẹ nên chọn mua những dòng máy mini. Như vậy vừa tiết kiệm được chi phí đầu tư và vừa dễ dàng hơn trong cách chế biến trái cây cho bé ăn dặm với lượng nhỏ.

Xử lý dụng cụ, thiết bị trước khi chế biến

Lưu ý này cực kỳ quan trọng khi chế biến trái cây cho bé ăn dặm từ nấu cháo trái cây, xay hay ép. Tất cả các dụng cụ này đều cần được rửa sạch và tiệt trùng hoàn toàn để món ăn dặm của bé được đảm bảo vệ sinh hơn.

Không ép bé ăn khi bé không thích

Ngay từ đầu hãy tạo cho bé với tư tưởng ăn là thưởng thức. Vậy nên đừng bao giờ ép trẻ ăn những thứ mà trẻ không thích. Mỗi đứa trẻ sẽ có một giai đoạn phát triển nhanh, chậm khác nhau, có bé sẽ ăn dặm sớm, có bé muộn Cho nên bố mẹ phải là người hiểu con để nắm bắt thời điểm vàng giúp bé có thời kỳ ăn dặm tốt nhất.

Đừng so sánh con của mình với còn người khác trong cách chọn lựa đồ ăn, món ăn. Hãy kiên nhẫn với trẻ chắc chắn bạn sẽ hiểu con mình muốn ăn gì và không muốn ăn gì. 

Nếu trẻ không ăn hoặc ăn không được nhiều. Bố mẹ hãy dừng lại chứ không cố ép trẻ ăn. Việc dừng ăn dặm trái cây có thể là 1 bữa, 1 ngày hoặc 3, 4 ngày mới cho ăn lại đều được.

5. Một vài câu hỏi thường gặp khi chế biến trái cây ăn dặm cho trẻ

Dưới đây là một vài câu hỏi thường gặp khi chế biến trái cây ăn dặm cho trẻ. Bố mẹ nên tham khảo để có thể biết cách xử lý và áp dụng tốt hơn nhé.

Trẻ bao nhiêu tháng là có thể ăn dặm trái cây?

Các chuyên gia, bác sĩ đều khuyến khích nên nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ ở 6 tháng đầu đời. Việc ăn dặm nên bắt đầu từ tháng thứ 6 trở đi. Tuy nhiên nhiều bé sẽ có nhu cầu ăn dặm sớm, nên bố mẹ có thể cho bé bắt đầu tập ăn dặm bằng cách nếm các loại trái cây mềm như chuối, bơ, lê hấp, táo hấp,… từ khi 4 tháng tuổi. Tuyệt đối không cho trẻ ăn dặm sớm hơn 4 tháng vì hệ tiêu hoá của bé vẫn cực kỳ non nớt.

Trẻ có thể ăn dặm trái cây từ lúc 4 tháng tuổi
Trẻ có thể ăn dặm trái cây từ lúc 4 tháng tuổi

Ăn dặm trái cây ở giai đoạn 4 tháng bố mẹ chỉ nên cho bé ăn với hình thức là nếm thử,  mỗi lần 1 vài thìa nhỏ để bé làm quen dần. Không nên cho ăn quá nhiều bởi giai đoạn này nguồn dinh dưỡng chính của bé vẫn đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Có nên cho trẻ ăn trái cây nghiền đóng hộp không?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại trái cây nghiền đóng hộp để tạo thuận tiện cho các bố mẹ có con giai đoạn ăn dặm nhưng bận rộn. Tuy nhiên bố mẹ nên lưu ý chọn mua những thương hiệu uy tín, có nhiều đánh giá tích cực để đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn với hệ tiêu hoá còn non nớt của bé.  Các thương hiệu mà bố mẹ có thể sử dụng như: Trái cây nghiền Heinz, Agusa, Fruit & Go, Fruto, Happy Baby,…

Cách sử dụng trái cây nghiền Heinz hay các loại khác khá đơn giản, chỉ cần lấy 1 ít trái cây từ túi cho ra bát và cho bé ăn. Lượng trái cây còn lại bố mẹ nên bảo quản cẩn thận để tránh bị hư và không để quá nhiều ngày sau khi mở túi.

Bé ăn dặm trái cây vào lúc nào trong ngày?

Khác với bữa chính, ăn dặm trái cây chỉ là 1 trong những bữa phụ mà bố mẹ nên bổ sung hàng ngày. Bố mẹ phải nắm được là ăn dặm trái cây không thể thay thế cho cháo, cơm nát hay rau củ quả mà chỉ là bữa phụ nhỏ giúp bé ăn ngon, làm quen với những mùi vị mới.

Chỉ dặm trái cây vào giữa buổi sáng hoặc chiều
Chỉ dặm trái cây vào giữa buổi sáng hoặc chiều

Đối với bé từ 4 – 8 tháng thì nên ăn dặm trái cây 1 bữa/ ngày sau bữa phụ chiều khoảng 30 phút. Liều lượng ăn nên chia nhỏ, có thể là ¼ quả táo, ¼ quả chuối,…  Thời điểm cho ăn này sẽ giúp bé cảm thấy ngon miệng hơn và khi bước sang ăn bữa tối cũng sẽ dễ dàng hơn ( đối với trẻ trên 7 tháng)

Còn đối với trẻ từ 9 tháng trở lên, các bố mẹ có thể cho trẻ ăn dặm trái cây 2 lần/ngày giữa buổi sáng và giữa buổi chiều. Lưu  ý vẫn nên cho liều lượng ít và chế biến nhiều dạng khác nhau để bé luôn có sự chờ đợi để được thưởng thức nhé.

Trái cây nghiền bị thừa xử lý như thế nào?

Rất nhiều ba mẹ thắc mắc không biết xử lý trái cây nghiền bị thừa lại như thế nào khi làm lượng quá nhiều.  Hoa quả nghiền cho bé ăn dặm chỉ giữ được lượng vitamin, dưỡng chất tốt nhất khi vừa được chế biến xong. Nếu bé không ăn hết thì không nên giữ lại cho bữa tiếp cho bé mà bố mẹ có thể ăn hoặc đổ bỏ. 

Đối với các bé ít tháng lượng ăn không nhiều nên các bố mẹ nên chuẩn bị mỗi lần một ít 1 để tránh sự lãng phí.

Trẻ ăn dặm trái cây bị dị ứng?

Trái cây hoàn toàn từ thiên nhiên tuy nhiên không phải bé nào cũng phù hợp hay thích ăn loại đó. Có những trường hợp sẽ gây ra dị ứng như nổi mẩn đỏ, ngứa,… Để tránh trường hợp này, khi thử bất kỳ 1 loại trái cây mới cho bé, hãy sử dụng một liều lượng nhỏ để xem phản ứng của bé rồi mới chế biến cho bé ăn với liều lượng vừa đủ nhé.

Nếu bé bị dị ứng thì không nên cho ăn loại quả đó nữa. Cho bé uống thêm nước, sữa và theo dõi sức khoẻ bé để có phương pháp xử lý thích hợp

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết, cụ thể nhất về cách chế biến trái cây cho bé ăn dặm đúng cách, an toàn và đặc biệt là phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nếu bạn đang và sẽ có em bé trong giai đoạn ăn dặm này, hãy lưu ngay các thông tin này để bước vào hành trình ăn dặm cùng bé một cách hoàn hảo nhất nhé.

Đánh giá bài viết
Rất mong nhận được đánh giá từ bạn

      Để lại lời nhắn

      Giới thiệu

      SanPhamTop1.vn là nền tảng cộng đồng review sản phẩm, giúp bạn mua hàng chất – bền – rẻ. Thông qua việc so sánh hàng trăm nghìn sản phẩm, nhãn hàng và thu thập đánh giá từ cộng đồng. 

      Sứ mệnh của SanPhamTop1 là minh bạch hóa thông tin sản phẩm, giúp bạn mua hàng tốt nhất với giá cả ưu đãi.

      Theo dõi chúng tôi

      Nhận tin tức chất lượng nhất qua Email

      Đội ngũ SanPhamTop1 sẽ lựa chọn những bài viết chất lượng nhất để gửi tới bạn mỗi tuần, Nếu không có tin chất lượng, sẽ không có email. Chúng tôi sẽ không spam hòm thư của bạn đâu! Hứa đấy! <3

      Sanphamtop1.vn – Website chuyên review & so sánh giá giúp bạn mua hàng tiết kiệm Make by sanphamtop1.vn 

      sanphamtop1.vn
      Logo